Chuyên mục

Bản tin BH - TBH

Báo cáo thường niên

Xếp hạng tín nhiệm

Cho Thuê Văn Phòng

Thông tin cố phiếu

Tỷ Giá

Tỷ giá   Tỷ giá

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home/vinareco/domains/vinare.com.vn/public_html/wp-content/themes/vinare/single.php on line 291

Khả năng chống chịu thiên tai vẫn còn thấp do rủi ro khí hậu gia tăng

Những tổn thất do thiên tai đã tăng lên trong nửa đầu năm 2020 so với nửa đầu năm 2019, chủ yếu là do các sự kiện thuộc “hiểm họa thứ hai” như bão và lũ lụt. Dự báo các sự kiện này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nửa năm cuối, chẳng hạn như cháy rừng tàn phá miền Tây nước Mỹ. Những tổn thất do các hiểm họa thứ hai dự kiến sẽ tăng lên trong cả ngắn hạn và dài hạn, do khí hậu ấm lên. Thiên tai là mối đe dọa lớn đối với xã hội nhưng vẫn còn thiếu sự bảo vệ đáng kể đối với chi phí thiệt hại cho các doanh nghiệp và tài sản. Khoảng trống bảo vệ thiên tai tăng nhẹ lên 227 tỷ USD vào năm 2019 (năm 2018: 222 tỷ USD). Bảo hiểm có một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các gia đình khỏi những hậu quả tài chính của thiên tai, và do đó, tăng cường khả năng phục hồi kinh tế.

Khoảng trống bảo vệ thiên tai theo khu vực từ 2008 – 2019

Chỉ số về khả năng chống chịu thiên tai hàng năm của Viện nghiên cứu thuộc Tập đoàn tái bảo hiểm Thụy Sĩ, mô hình hóa mối đe dọa của 3 hiểm họa chính (bão, động đất và lũ lụt) ở mức khoảng 24% vào năm 2019, có nghĩa là 76% mối đe dọa toàn cầu không được bảo vệ. Trên quy mô lớn, con số này ngang bằng với năm 2018 và giảm nhẹ so với năm 2008.

Chỉ số về khả năng chống chịu thiên tai từ 2008 – 2019

Điểm số về chỉ số thiên tai đã được cải thiện một chút ở khu vực châu Âu tiên tiến và khu vực châu Á Thái Bình Dương tiên tiến vào năm 2019 nhưng lại thấp hơn đối với tất cả các khu vực khác, bao gồm cả Bắc Mỹ. Nguyên nhân chính là do tần suất lũ lụt cao hơn so với các sự kiện hiểm họa khác trong năm ngoái, vì rủi ro lũ lụt thường ít được bảo hiểm hơn. Khoảng cách bảo vệ của Mỹ vẫn còn lớn bất chấp những bài học kinh nghiệm về lũ lụt và bão trong những năm gần đây. Khu vực có khả năng chống chịu tốt nhất, Châu Đại Dương, có chỉ số về khả năng chống chịu thiên tai là 68,1%, giảm nhẹ so với năm 2018 nhưng được cải thiện đáng kể từ năm 2008, do mức độ thâm nhập bảo hiểm lớn hơn sau trận lũ lụt tàn phá năm 2010-11. Ở khu vực có khả năng chống chịu kém nhất, Trung Đông và Châu Phi, điểm số chỉ là 2,4%, ngụ ý khoảng 98% tổn thất không được bảo vệ.

Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng quy mô của các sự kiện thuộc hiểm họa thứ hai và những tổn thất liên quan của chúng. Xã hội thực sự giảm thiểu và thích ứng với tình hình đang phát triển này như thế nào sẽ quyết định khả năng chống chịu của họ đối với rủi ro thiên tai. Khả năng sinh lợi dài hạn của ngành bảo hiểm cũng sẽ dựa vào việc mô hình hóa và định phí thành công rủi ro thuộc loại hiểm họa thứ hai, khó đánh giá hơn rủi ro chính. Nếu tổng thiệt hại kinh tế do các thảm họa tiếp tục tăng, khoảng cách bảo vệ thiên tai cũng sẽ nới rộng (và khả năng chống chịu giảm) nếu không áp dụng các biện pháp để nâng cao đáng kể sự bảo vệ thông qua bảo hiểm và giảm thiểu tổn thất. Giảm phát thải khí nhà kính – một thách thức của xã hội – là chiến lược giảm thiểu chính đối với biến đổi khí hậu. Các công ty bảo hiểm có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp này bằng việc cải tiến các sản phẩm và giải pháp bảo hiểm mà họ cung cấp./.

                                                (Theo Sigma số 30/2020 ngày 01/10/2020)

Liên kết Website