Chuyên mục

Bản tin BH - TBH

Báo cáo thường niên

Xếp hạng tín nhiệm

Cho Thuê Văn Phòng

Thông tin cố phiếu

Tỷ Giá

Tỷ giá   Tỷ giá

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home/vinareco/domains/vinare.com.vn/public_html/wp-content/themes/vinare/single.php on line 291

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sẽ kéo dài hơn đại dịch COVID-19

Ông Moses Ojeisekhoba, Giám đốc điều hành mảng Tái bảo hiểm tại Swiss Re, đã cảnh báo rằng biến đổi khí hậu sẽ có tác động lâu dài hơn đến chuỗi cung ứng toàn cầu so với đại dịch COVID-19.

Chuỗi cung ứng trên khắp thế giới đã bị tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, gây ra nỗi lo lạm phát và dẫn đến tình trạng thiếu hụt sản phẩm và nguyên liệu.

Trước đây Swiss Re đã dự báo rằng chuỗi cung ứng của thế giới đang thay đổi nhanh chóng và sự phức tạp ngày càng tăng của chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ dẫn đến nhiều rủi ro hơn và cũng có những rủi ro hoàn toàn mới.

“Việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng đã trở thành xu hướng kinh tế vĩ mô toàn cầu quan trọng và sẽ mang đến cơ hội đổi mới trong các giải pháp bảo hiểm mới”, ông Jerome Jean Haegeli, chuyên gia kinh tế trưởng của Swiss Re giải thích vào thời điểm đó.

Điều này dẫn đến việc nhóm nghiên cứu của Swiss Re kết luận rằng những thay đổi đối với chuỗi cung ứng toàn cầu có thể tạo ra khoảng 63 tỷ USD doanh thu phí bảo hiểm bổ sung trên toàn cầu chỉ trong vòng 5 năm tới.

Gần đây, Giám đốc điều hành mảng tái bảo hiểm của Swiss Re, ông Moses Ojeisekhoba đã thảo luận về vấn đề chuỗi cung ứng, giải thích rằng “Chuỗi cung ứng toàn cầu dự báo vẫn sẽ là một thách thức trong suốt năm 2022, làm chậm lại nền kinh tế và thúc đẩy lạm phát. Sự mất cân đối giữa cung và cầu về nhiều loại hàng hóa từ chip điện tử, đến đồ nội thất, xe đạp, giấy và các hàng hóa khác có thể gia tăng hơn nữa nếu các nền kinh tế tăng trưởng như dự báo. Tình trạng thiếu lao động cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân đối này.

“Đầu tư vào mở rộng cơ sở hạ tầng sẽ làm giảm bớt một số nút thắt, nhưng gần như không đủ. Các công ty đang vật lộn với môi trường năng động này khi họ phải đối mặt với thời gian chờ đợi đơn đặt hàng kéo dài và khách hàng ngày càng thiếu kiên nhẫn không có lựa chọn nào khác. Họ phải thích ứng với thực tế chuỗi cung ứng đang thay đổi và hàng loạt rủi ro mới mà điều này mang lại”.

Các công ty đã và đang cố gắng giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng của mình và những tác động của sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách chuyển đổi một số hoạt động và tối ưu hóa các quy trình của riêng họ.

Nhưng một loạt các vấn đề khác cũng được đặt ra để tiếp tục tăng giá, bao gồm cả “xu hướng phi toàn cầu hóa” mà ông Ojeisekhoba cho rằng có thể “dẫn đến giá cả cao hơn về mặt cơ cấu và ảnh hưởng đến tiêu dùng của các hộ gia đình trong dài hạn”.

Do đó, Swiss Re nhận thấy vai trò giúp khách hàng hiểu được tác động của những thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với danh mục rủi ro của họ, ông Ojeisekhoba cho biết.

Nhưng điều này cũng sẽ đòi hỏi phải phát triển các mô hình bảo hiểm và tái bảo hiểm mới và sáng tạo.

“Với bối cảnh rủi ro đang thay đổi của chuỗi cung ứng toàn cầu, các mô hình rủi ro và phạm vi bảo hiểm phải được điều chỉnh. Ngoài việc đa dạng hóa vị trí địa lý của các nhà cung cấp, cũng cần có một sự thúc đẩy to lớn để làm tăng tính minh bạch của chuỗi cung ứng nhằm có thể phát hiện trước những sự đứt gãy mới nổi, trước khi xảy ra khủng hoảng”, ông Ojeisekhoba giải thích thêm.

Thêm vào đó, “Khi nói đến đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng mang tính hệ thống, dữ liệu rất quan trọng. Có thể lấy các điểm dữ liệu đơn lẻ và suy ra tác động của chúng trên toàn bộ mạng lưới là một trong những nền tảng của quản lý rủi ro chuỗi cung ứng.

“Với tư cách là công ty tái bảo hiểm toàn cầu, Swiss Re là đầu mối tổng hợp lượng lớn dữ liệu liên quan đến sự chuyển dịch hàng hóa trên khắp thế giới. Việc kết hợp các nguồn dữ liệu bên ngoài với các kỹ thuật mô hình hóa dữ liệu và rủi ro phức tạp giúp chúng ta hiểu rõ rủi ro trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

“Chúng tôi sử dụng kiến thức này để đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng, xác định chính xác các lỗ hổng và giải quyết rủi ro bằng các sản phẩm bảo hiểm thích hợp.”

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ông cho rằng những tác động và ảnh hưởng dẫn đến sự đứt gãy chuỗi cung ứng đã xuất hiện ở các nền kinh tế trên thế giới, trước khi đại dịch xảy ra.

Ông Ojeisekhoba cũng đưa ra một lưu ý cảnh báo là có những ảnh hưởng khác có thể ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài hơn đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Những tác động của biến đổi khí hậu đối với chuỗi cung ứng chắc chắn sẽ kéo dài hơn so với những tác động của đại dịch,” ông Ojeisekhoba cho biết. “Riêng năm nay, mưa lớn bất thường và lũ lụt đã ảnh hưởng đến nhiều vùng rộng lớn ở châu Á, bao gồm các khu vực tập trung nhiều ngành công nghiệp ở Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc, làm phức tạp sản xuất và hậu cần đối với các nhà sản xuất trên toàn thế giới.”

Để giúp khách hàng của mình về vấn đề này, Swiss Re đang sử dụng các công cụ mô hình hóa thảm họa để cho phép khách hàng xác định chính xác mức độ rủi ro tiềm ẩn của chuỗi cung ứng đối với các sự kiện liên quan đến thảm họa, thời tiết và khí hậu.

“Khả năng phân tích mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu có thể tạo điều kiện thuận lợi cho cách tiếp cận hướng tới tương lai để quản lý rủi ro nhằm dự đoán các mối đe dọa mới nổi,” theo ông Ojeisekhoba.

“Khả năng cung cấp dữ liệu tốt hơn ở mức độ lớn hơn không chỉ cải thiện khả năng lập mô hình mà còn giúp tương tác giữa các thành viên trong hệ sinh thái chuỗi cung ứng hiệu quả hơn.”

                                                         (Theo Reinsurance News 23/12/2021)

Liên kết Website