Chuyên mục

Bản tin BH - TBH

Báo cáo thường niên

Xếp hạng tín nhiệm

Cho Thuê Văn Phòng

Thông tin cố phiếu

Tỷ Giá

Tỷ giá   Tỷ giá
  USD   23.00
  EUR   26.00
  GBP   29.00
  HKD   3.00
  JPY   182.41
  CHF   25.00
  AUD   15.00
  CAD   17.00
  SGD   17.00
  THB   699.53

Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp của Chính phủ tại các địa bàn mới

Để tăng cường công tác phối hợp và hỗ trợ công tác tổ chức triển khai thực hiện Nghị định 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp và Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, từ ngày 17/8-23/8, đoàn công tác liên ngành Bộ Tài chính đã làm việc với Ủy ban Nhân dân một số tỉnh bao gồm Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bắc Giang – đây là những tỉnh lần đầu tiên được đưa vào danh sách hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp. Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE) từ nhiều năm qua vẫn luôn đồng hành cùng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính trong việc thực hiện các chương trình của Chính phủ, trong đó có chương trình hỗ trợ về bảo hiểm Nông nghiệp. Tham gia đoàn công tác của Bộ Tài chính lần này về phía VINARE có ông Nguyễn Mạnh Linh, Phó Tổng giám đốc và ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Ban Nghiệp vụ đặc biệt.

Tại các buổi làm việc, ông Nguyễn Quang Huyền – Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã thông tin về những điểm mới về chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, cũng như kết quả bước đầu và một số khó khan, vướng mắc trong việc triển khai chính sách này theo Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg và Quyết định 03/2021/QĐ-TTg.

Theo đó, Quyết định 13 đã bổ sung thêm các đối tượng bảo hiểm: đối với cây trồng, ngoài lúa đã bổ sung thêm cao su, hồ tiêu, điều, cà phê; đối với vật nuôi, ngoài trâu, bò đã bổ sung thêm lợn; đối với nuôi trông thủy sản, bên cạnh tôm sú, tôm thẻ chân trắng đã bổ sung thêm cá tra. Cũng so với Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg, các địa phương được hỗ trợ bổ sung thêm 10 tỉnh mới (từ 19 lên 29), bao gồm: Bắc Giang, Sơn La, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trong giai đoạn 2019-2021 thực hiện theo Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg và Quyết định 03/2021/QĐ-TTg, việc triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp tại các địa bàn đã thu được một số kết quả bước đầu sau khi các chính sách, hệ thống văn bản được ban hành. Điều đó có được là nhờ sự vào cuộc tích cực của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương khi đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn chính sách và triển khai trên thực tiễn. Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia chương trình, trong đó, điểm nhấn là việc chủ động xây dựng các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp.

Ông Nguyễn Quang Huyền – Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm

Về cơ bản, các sản phẩm bảo hiểm được xây dựng đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật; lấy nông dân làm trung tâm với các quy định đảm bảo rõ ràng, minh bạch về quyền lợi, trách nhiệm, điều kiện bảo hiểm; mức phí bảo hiểm không chỉ phù hợp với điều kiện, mức trách nhiệm bảo hiểm mà còn đảm bảo phù hợp với khả năng chi trả của người nông dân và đảm bảo khả năng cân đối ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, việc triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp chỉ mới đạt được một số kết quả nhất định, do đây là chính sách mới, khá phức tạp đối với các địa phương, cũng như doanh nghiệp và người nông dân, đặc biệt lại triển khai trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp.

Với Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg có hiệu lực từ 24/06/2022, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa bàn đã triển khai văn bản cho các xã, phường, thị trấn và các phòng, ban liên quan và các đơn vị đã chủ động nghiên cứu, thực hiện các nội dung theo thẩm quyền về chính sách bảo hiểm và hướng dẫn lập danh sách đối tượng được hưởng hỗ trợ phí bảo hiểm sau khi được UBND tỉnh ban hành quyết định về địa bàn được hỗ trợ. Cùng với đó, công tác tuyên truyền, vận động, các phòng, ban, ngành đoàn thể của các huyện, thị xã, thành phố và các xã đã bước đầu chủ động thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, lồng ghép vào các hoạt động tuyên truyền khác của đơn vị. Mặt trận tổ quốc các huyện, thị xã, thành phố và các hội đoàn thể phối hợp chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân về chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.

Cũng trong chuyến công tác, đại diện chính quyền các địa phương cũng đã đề xuất Bộ Tài chính hướng dẫn thêm về nội dung kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm; đồng thời có cơ chế để địa phương thực hiện thí điểm từ 1 đến 2 mô hình bảo hiểm nông hiểm làm cơ sở nhân rộng để người dân thấy rõ lợi ích khi tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Ngoài ra, đề nghị các Doanh nghiệp bảo hiểm xem xét khả năng sớm xây dựng sản phẩm bảo hiểm phù hợp với địa phương cũng như khả năng chi trả của người nông dân.

Đại diện đoàn công tác cũng mong muốn, UBND các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bắc Giang cùng các cơ quan đoàn thể trên địa bàn đặt quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ để đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp mang lại hiệu quả cao nhất. Là các tỉnh lần đầu tham gia chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, tuy nhiên với tiềm năng phát triển nông nghiệp của địa phương, những địa bàn này đang được đặt nhiều kỳ vọng sẽ triển khai hiệu quả các chính sách, từ đó đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân trong sản xuất nông nghiệp.

Liên kết Website