Chuyên mục

Bản tin BH - TBH

Báo cáo thường niên

Xếp hạng tín nhiệm

Cho Thuê Văn Phòng

Thông tin cố phiếu

Tỷ Giá

Tỷ giá   Tỷ giá

Warning: foreach() argument must be of type array|object, null given in /home2/vinarec1/public_html/wp-content/themes/vinare/single.php on line 291

Swiss Re: Tổn thất bảo hiểm toàn cầu cho thiên tai tiếp tục phá kỷ lục

Theo Swiss Re, tổn thất được bảo hiểm toàn cầu cho thiên tai vào năm 2023 đã vượt quá 100 tỷ USD trong năm thứ tư liên tiếp – xác lập một kỷ lục mới về tổn thất thảm họa thiên nhiên. Không chỉ vậy, một vài các con số kỷ lục khác trong năm 2023 có thể kể đến như số lượng thảm họa được bảo hiểm chạm mức 142 cũng như mức giá bảo hiểm các các cơn bão đối lưu nghiêm trọng (SCS) cũng lần đầu tiên đạt 64 tỷ USD. Thông tin trên được đưa ra bởi Viện nghiên cứu Swiss Re trong báo cáo với tiêu đề “Thảm họa thiên nhiên năm 2023: chuẩn bị cho những rủi ro thời tiết hôm nay và ngày mai“.

Viện nghiên cứu Swiss Re cho biết “Mặc dù trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là thảm họa gây tốn kém nhất với tổn thất được bảo hiểm ước tính là 6,2 tỷ USD, tuy nhiên tần suất xảy ra các cơn bão nghiêm trọng mới là nguyên nhân chính gây ra con số tổn thất cao trong năm 2023”.

Điều đáng chú ý là các cơn bão đối lưu có sức tàn phá nghiêm trọng xảy ra phần lớn tại Mỹ, đang có xu hướng gia tăng mạnh ở châu Âu do biến đổi khí hậu với mức tổn thất được bảo hiểm lên tới 5 tỷ USD/mỗi năm trong ba năm vừa qua.

Sau các cơn bão nhiệt đới, các cơn bão đối lưu đang trở thành mối nguy hiểm gây thiệt hại lớn thứ hai. Cũng như các mối nguy hiểm khác, mức độ rủi ro gia tăng do tăng trưởng kinh tế và dân số cũng như đô thị hóa là những nguyên nhân chính khiến tổn thất của các cơn bão đối lưu cao hơn,” báo cáo nhấn mạnh.

Swiss Re cho biết, trong các cơn bão đối lưu thì mưa đá là nguyên nhân chính gây ra tổn thất được bảo hiểm, chiếm khoảng 50%–80% mỗi năm. Chẳng hạn như tại miền bắc Italia, các cơn bão kèm theo mưa đá khổng lồ đã gây ra thiệt hại được bảo hiểm khoảng 5,5 tỷ USD vào năm 2023.

Khoảng cách bảo vệ toàn cầu

Năm 2023, tổng thiệt hại do thiên tai, bao gồm những tổn thất không được bảo hiểm lên tới 280 tỷ USD, điều này đồng nghĩa với việc 62% thiệt hại toàn cầu không nằm trong phạm vi được bảo hiểm, dẫn đến thiếu hụt bảo hiểm toàn cầu là 172 tỷ USD, tăng từ con số 153 tỷ USD vào năm 2022 và 134 tỷ USD của trung bình 10 năm trước đó.

Báo cáo của Swiss Re cũng nhấn mạnh tổn thất được bảo hiểm toàn cầu do thiên tai gây ra đã vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 30 năm qua. Theo đó, “từ năm 1994 đến năm 2023, tổn thất được bảo hiểm do thiên tai được điều chỉnh theo lạm phát trung bình là 5,9% mỗi năm, trong khi GDP toàn cầu tăng 2,7%. Nói cách khác, trong 30 năm qua, gánh nặng tổn thất tương đối so với GDP đã tăng gấp đôi”.

Viện nghiên cứu Swiss Re dự báo tổn thất được bảo hiểm hàng năm sẽ tăng 5% -7% trong thời gian dài, phù hợp với mức tăng tổn thất thực tế trong 30 năm qua.

Một số yếu tố cho thấy tổn thất sẽ tiếp tục gia tăng: rủi ro tài sản tiếp tục gia tăng, đặc biệt là ở những khu vực đã tập trung giá trị cao. Báo cáo cho biết, mức độ rủi ro tăng lên cũng có xu hướng tập trung vào các khu vực có nguy cơ thảm họa cao hơn như đồng bằng hoặc bờ biển. Cho đến nay, tác động của biến đổi khí hậu là rất nhỏ. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tác động từ thời tiết khắc nghiệt và các sự kiện khác có thể sẽ tăng lên. Nhìn vào xu hướng tăng trưởng dài hạn nói trên, chúng tôi ước tính rằng tổn thất được bảo hiểm ngày nay có thể tăng gấp đôi sau 10 năm”.

Tích lũy tài sản ở các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai

Ông Jérôme Jean Haegeli, Giám đốc kinh tế của Tập đoàn Swiss Re, cho biết: “Ngay cả khi không có cơn bão quy mô lớn như Bão Ian đổ bộ vào Florida năm trước, thì thiệt hại do thảm họa thiên nhiên toàn cầu vào năm 2023 vẫn rất nghiêm trọng”.

“Điều này tái xác nhận xu hướng thua lỗ kéo dài 30 năm do sự tích tụ tài sản ở những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Tuy nhiên, trong tương lai, chúng ta phải xem xét nhiều hơn chẳng  hạn như sự gia tăng các mối nguy hiểm liên quan đến khí hậu”, ông nói thêm. “Những cơn bão dữ dội hơn và lũ lụt lớn hơn do sự nóng lên của Trái đất sẽ góp phần gây ra nhiều tổn thất hơn. Điều này cho thấy nhu cầu hành động cấp bách như thế nào, đặc biệt là khi tính đến lạm phát cao hơn về cơ cấu đã khiến chi phí sau thảm họa tăng vọt”.

Trong kết luận của mình, báo cáo của Swiss Re cũng cho biết: “Để giải quyết tốt hơn những tổn thất của ngày hôm nay và chuẩn bị cho thời tiết ngày mai, khả năng tổn thất cần phải giảm bớt để bảo hiểm có giá cả phải chăng hơn, khoảng cách bảo vệ được thu hẹp và hoạt động kinh doanh bảo hiểm vẫn tiếp tục bền vững. Giảm thiểu tổn thất đòi hỏi phải giảm nhẹ biến đổi khí hậu, giảm tổn thất cũng như tăng cường các hành động phòng ngừa và thích ứng để giảm thiểu mức độ hiểm họa trước các mối nguy hiểm”.

Những phát hiện khác từ báo cáo cũng bao gồm:

• Tổng thiệt hại được bảo hiểm, bao gồm thảm họa thiên nhiên (108 tỷ USD) và thiệt hại do con người gây ra (9 tỷ USD) là 117 tỷ USD vào năm 2023.

• Tổng thiệt hại kinh tế trong năm là 291 tỷ USD, bao gồm các thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại 280 tỷ USD và các sự kiện do con người gây ra gây thiệt hại 11 tỷ USD.

• Sự kiện tốn kém nhất trong ngành bảo hiểm là trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đã bảo hiểm tổn thất 6,2 tỷ USD, nhưng do mức độ thâm nhập bảo hiểm thấp của khu vực nên 90% tổng thiệt hại về tài sản không được bảo hiểm.

• Trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là thảm họa nhân đạo lớn nhất trong năm, cướp đi sinh mạng của gần 58.000 người.

                                                                                    Theo The Insurance Journal 26/03/2024

Liên kết Website